Vào
thập niên 30 của thế kỉ XX đã ghi dấu những trang vẻ vang, rực rỡ nhất
trong lịch sử hiện đại của văn học nước nhà với sự xuất hiện của ba trào
lưu “hiện thực” “lãng mạn” và “thơ mới”. Mỗi trào lưu trong thời điểm
này đều đã có những cống hiến nhất định của các thế hệ nhà văn, nhà thơ.
Cùng với nhiều tác giả khác, Ngô Tất Tố đã có những tác phẩm để lại
nhiều tiếng vang. Đặc biệt, gắn liền với sự nghiệp sáng tác các tác phẩm
theo trào lưu hiện đại của ông là tiểu thuyết đầu tay “Tắt đèn”.
Đây
là một kiệt tác thành công nhất, có giá trị nhất của nhà văn Ngô Tất
Tố, là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong dòng văn học hiện
thực của văn chương nước ta giai đoạn 1930 - 1945. Trào lưu văn học hiện
đại là dòng văn học tái hiện xã hội hiện thực lúc bấy giờ. Một mặt là
ca ngợi cái đẹp, cái tốt, cái đáng nêu gương còn mặt khác là phê phán
tình hình xã hội.
Nhà văn Ngô Tất Tố
Cũng
như các phẩm cùng thể loại, tiểu thuyết “Tắt đèn” nói về số phận đau
khổ của người dân quê - một người đàn bà nhà quê An Nam suốt đời sống
trong sự nghèo khó và ức hiếp của bọn cường hào ác bá nhưng luôn hết
lòng vì chồng con.
Ngay
từ khi ra đời, “Tắt đèn” đã tạo ra tiếng vang và thu hút được đông đảo
sự quan tâm của đồng nghiệp. Tác phẩm được đánh giá là “một thiên tiểu
thuyết có luận đề xã hội, một áng văn có thể gọi là kiệt tác chưa từng
thấy”, và được khẳng định là “nhờ giỏi Hán học và am hiểu thôn quê nên
không ai khác, chính Ngô Tất Tố là người có đủ tư cách và đủ thẩm quyền
để viết Tắt đèn”.
“Tắt
đèn. Tôi đã bật đèn lên đọc hết cuốn truyện đó rồi. Trong nửa giờ. Hay
lắm! Nên đọc. Trong rừng văn, một cuốn tiểu thuyết như thế thực hiếm.
Tắt đèn đứng vào hàng những cuốn tiểu thuyết có giá trị trong văn chương
Việt Nam.
“Tôi không chắc sau này có cuốn nào hơn nó không, nhưng tôi dám quyết
trước nó chưa có cuốn nào”. Đó là những lời đánh giá về tác phẩm này.
Tác
phẩm này cũng đã được nhiều nhà văn nước ngoài đọc và dịch ra nhiều thứ
tiếng như: Tiếng Nga (1958), tiếng Pháp (1959), tiếng Anh (1960), tiếng
Hungary (1984), tiếng Trung Quốc (2005). “Tắt đèn” đã chuyển thể thành
phim Chị Dậu (1980).
Hàng
chục năm qua, tác phẩm Tắt đèn đã được “Nhóm nghiên cứu và Biên soạn về
Ngô Tất Tố” (lưu giữ và quản lí toàn bộ sự nghiệp của tác giả) đã dày
công sưu tầm, nghiên cứu, khảo dị, chú giải …Vào năm 2003, tác phẩm “Tắt
đèn” được in, là bản đặc biệt được khôi phục từ nguyên bản với ý kiến
của chính tác giả. Cuốn truyện gồm 279 trang với 4 phần:
- Phần đầu tiên là lời Nhà xuất bản giới thiệu về việc xuất bản và gìn giữ tác phẩm
- Tiếp theo là lời giới thiệu khá đầy đủ và khái quát về tác phẩm cùng với hình ảnh về tác phẩm.
- Phần quan trọng nhất của tiểu thuyết chính là nội dung gồm 221 trang kèm theo chú thích.
- Cuối cùng là phần phụ lục, trích những phần đã đăng trên các báo trước đây.
Toàn bộ cuốn sách sẽ mang lại cho bạn đọc nhiều sự hiểu biết và góc nhìn toàn diện về tác phẩm “Tắt đèn”. Kính mời bạn đọc tham khảo cuốn sách “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố tại đây:
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/21740
Viết hay quá trời luôn, triệu like
Trả lờiXóaem cảm ơn chị :D nhưng đang không biết cách theo dõi blog của mọi người như thế nào chị ơi
Trả lờiXóa