Trong những năm gần đây, sự phát triển của kinh tế thế giới
ngày càng mạnh mẽ, nhiều mô hình kinh tế khác nhau được thử nghiệm và
đưa lại những thành công đáng ghi nhận. Kinh nghiệm thực tế của một số
nước trên thế giới cho thấy việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ
tạo điều kiện khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, nguồn lao động, nguồn công nghệ tạo ra nhiều của cải vật
chất, phân phối lưu thông sẽ giúp nền kinh tếổn định, đứng vững khi mà
chu kì khủng hoảng và suy thoái trên thế giới đang có xu hướng ngắn lại.
Những nước có nền kinh tế phát triển mạnh thì tỉ lệ DNNVV chiếm phần lớn trong tổng số các doanh nghiệp. Cụ thể ở Mỹ, DNNVV chiếm 90% tổng số hãng kinh doanh có thể thuê công nhân, còn ở Nhật DNNVV chiếm 99,7% tổng số doanh nghiệp và sử dụng 70% lao động. Với nền kinh tế Việt Nam, DNNVV trước đây chưa thực sự được đầu tư quan tâm nhưng hiện tại cũng đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế - xã hội. Theo thống kê,tính đến 31/12/2013, cả nước ta hiện có trên 520.000 DNNVV chiếm 96,81% trong tổng số 543.963 doanh nghiệp (theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI).
Tuy nhiên, trong khi bùng nổ về số lượng như vậy, nhưng "sức khỏe" và tính hiệu quả của các DNNVV vẫn đặt ra nhiều vấn đề. Khó khăn nhất của các DNNVV vẫn là thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh. Hiện nay, chỉ có 30% các DNNVV tiếp cận được vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác. Chính vì thế, các ngân hàng chính là chỗ dựa vững chắc, giải quyết bài toán về vốn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các DNNVV lại tiềm ẩn rủi ro đối với các ngân hàng do kinh nghiệm quản lý và sử dụng vốn ở nhiều DNNVV còn chưa thực sự tốt, chưa thực sự hiệu quả.
Những nước có nền kinh tế phát triển mạnh thì tỉ lệ DNNVV chiếm phần lớn trong tổng số các doanh nghiệp. Cụ thể ở Mỹ, DNNVV chiếm 90% tổng số hãng kinh doanh có thể thuê công nhân, còn ở Nhật DNNVV chiếm 99,7% tổng số doanh nghiệp và sử dụng 70% lao động. Với nền kinh tế Việt Nam, DNNVV trước đây chưa thực sự được đầu tư quan tâm nhưng hiện tại cũng đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế - xã hội. Theo thống kê,tính đến 31/12/2013, cả nước ta hiện có trên 520.000 DNNVV chiếm 96,81% trong tổng số 543.963 doanh nghiệp (theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI).
Tuy nhiên, trong khi bùng nổ về số lượng như vậy, nhưng "sức khỏe" và tính hiệu quả của các DNNVV vẫn đặt ra nhiều vấn đề. Khó khăn nhất của các DNNVV vẫn là thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh. Hiện nay, chỉ có 30% các DNNVV tiếp cận được vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác. Chính vì thế, các ngân hàng chính là chỗ dựa vững chắc, giải quyết bài toán về vốn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các DNNVV lại tiềm ẩn rủi ro đối với các ngân hàng do kinh nghiệm quản lý và sử dụng vốn ở nhiều DNNVV còn chưa thực sự tốt, chưa thực sự hiệu quả.
Các doanh nghiệp hầu hết lượng hàng tồn kho lớn, sản xuất kinh
doanh suy giảm, sản xuất ở mức cầm chừng nên cũng gây khó khăn trong
việc trả gốc và lãi đúng hạn. Vì thế việc tìm ra giải pháp tín dụng đối
với DNNVV đang là mối quan tâm đặc biệt của các ngân hàng thương mại
của Việt Nam.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài: "Phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Á Châu, chi nhánh Thăng Long, Hà Nội" là đề tài nghiên cứu và trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần phát triển tín dụng DNNVV tới chi nhánh.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài: "Phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Á Châu, chi nhánh Thăng Long, Hà Nội" là đề tài nghiên cứu và trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần phát triển tín dụng DNNVV tới chi nhánh.
Authors:
Trương, Hoài Vũ | |
Keywords: | Tín dụng ngân hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ Ngân hàng thương mạ |
Issue Date: | 2017 |
Publisher: | H. : Trường Đại học Kinh tế |
Description: | 77 tr. |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/33619 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét